Tháng Tư về mang theo cái nắng, cái gió hanh hao của mảnh đất miền Trung với bao cảm xúc đong đầy. Tháng Tư cũng là tháng cao điểm tập trung nhiều hoạt động trong nhà trường, tạo đà cho sự cán đích thành công trong thực hiện nhiệm vụ của năm học. Hòa trong không khí sôi nổi vui tươi của thầy và trò thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2020 – 2021.
Thực hiện Công văn số 718 /GDĐT-TH ngày 24/9/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy, căn cứ kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm năm học 2020-2021.Nằm trong chuỗi hoạt động tổ chức khám phá trải
nghiệm cho học sinh, sáng 23 tháng 4, trường Tiểu học Phú Thủy đã tổ chức hoạt
động trải nghiệm tìm hiểu về món ăn truyền thống địa phương đầy bổ ích và lý
thú. Thông qua đó góp phần giáo dục kĩ
năng sống, giúp các em biết được món ăn truyền thống của quê hương đồng
thời mở rộng kiến thức hiểu biết về xã hội được giao lưu học hỏi, xây dựng tình
đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, tạo điều kiện cho các em học sinh sống
có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
Mở đầu chương trình ngày hội, sân
trường rộn ràng vang lên với những tiết mục văn nghệ thật đặc sắc. Các em học
sinh lớp 1, 2 và các thầy cô giáo trong chi đoàn như những diễn viên chuyên
nghiệp trên sân khấu mang đến cho khán giả những giây phút thư giản, giải trí thật
thoải mái, vui tươi.
Sau chương trình văn nghệ và lời
phát biểu khai mạc ngày hội đầy ý nghĩa của giáo Nguyễn Thị Mùi - Phó Hiệu trưởng
nhà trường, các em học sinh trở về hoạt động theo lớp của mình.
Dưới sự phối kết hợp
của các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh, các em đã được nghe đại diện phụ
huynh của lớp giới thiệu về những món ăn truyền thống trên quê hương Lệ Thủy như:
món cháo bánh canh, món bánh lọc, món bánh xèo,
bánh bèo…Qua đây các em học sinh được biết thêm về truyền thống ẩm thực ở địa
phương, về ý nghĩa, nguyên vật liệu cũng như quy trình làm một số món ăn truyền
thống. Trong đó, các bà, các mẹ đặc biệt hướng dẫn kĩ về cách chọn nguyên vật
liệu, quy trình để làm ra món bánh lọc- một món đặc sản của quê hương.
Món ăn dân dã, quen thuộc là vậy, nhưng qua lời giới thiệu của các bà, các
mẹ đã lôi cuốn các em đến kì lạ. Các em lắng nghe chăm chú và nắm rõ hơn về món
Bánh bột lọc: là món ăn không cầu kỳ như các món ăn khác, rất dân dã, rẻ tiền.
Tuổi thơ ai đã một lần thưởng thức mới cảm nhận được hết mùi vị đặc biệt của
nó. Theo thời gian ý nghĩa của món ăn này đơn giản chỉ
là một thức quà chứa đựng ân tình, sự mộc mạc giản dị của con người miền Trung
cát trắng và gió Lào. Cái tên bánh bột lọc đã trở thành món ăn quen thuộc của
biết bao nhiêu thế hệ cha ông và đến cả chúng ta bây giờ. Để làm ra món bánh đậm đà hương vị, các bà,
các mẹ lưu ý về khâu chọn nguyên liệu làm bánh như sau:
- Chọn bột lọc
được làm sạch từ củ sắn( củ mì), Thịt ba chỉ, Tôm và
đậu phộng.
-
Lá chuối xanh: dùng để gói bánh và sau đó đem đi hấp. Nếu làm bánh bột lọc trần
thì không cần đến nguyên liệu này.
-
Gia vị cần thiết: nấm mèo, tỏi, ớt bột, ớt quả, dầu ăn, tiêu, hành lá, đường, bột
nêm,...
Ở
lớp 1A, chị Hoàng Thị Trang phụ trách hướng dẫn các em về quy trình làm bánh. Với
các em lớp 1, lớp đầu cấp, tuổi còn nhỏ nên chị hướng dẫn kĩ càng về các bước
làm nên món bánh truyền thống quê hương:
Bước 1: Bột sắn(
bột lọc) đã lọc đem luộc qua trên bếp
cho vừa chín, vớt ra để nguội, nhào bột cho kỹ đến độ dẻo quánh để chuẩn bị bắt khuôn bánh thật mỏng, độ dai vừa phải,
trong trẻo.
Bước 2: Làm nhân bánh. Chọn thịt ba chỉ được cắt nhỏ, tôm tươi làm
sạch, cắt bỏ phần đầu và đuôi rồi mang đi rim khô. Nấm mèo cũng được làm sạch và
thái sợi mảnh, đậu phộng đem rang hoặc luộc mang đi chế biến. Phần nêm nếm thường
được làm luôn ở bước chế biến này.
Bước 3: Bắt
khuôn bánh không quá to, không quá nhỏ.
Bước 4: Sau
khi bắt được khuôn bánh vừa phải thì cho nhân bánh đã được sơ chế vào giữa khuôn
bánh, phần nhân được làm trước khi bắt đầu làm phần vỏ
bánh.
Bước 5:
Gói bánh( nếu bánh lá), hoặc để nguyên( đối với bánh trần). Sau khi xong phần
nhân bánh sẽ tiến hành gói bánh. Để tạo hình và gói những chiếc bánh cũng khá
quan trọng. Lá phải là lá chuối xanh để tạo mùi thơm đặc biệt. Lá rửa sạch, xé
ra thành từng miếng, để ráo rồi hơ lửa là quét xíu dầu đậu phộng. Sau đó múc từng
phần nhỏ bột đặt vào giữa lá, dùng tay dần mỏng bột, cho phần nhân tôm và thịt
vào giữa, dần bột nối các góc và mép bột lại, gấp hai mép lá chồng lên nhau.
Bước
6: Nấu bánh. Nên hấp cách thủy trên bếp củi để hương vị của bánh ngon hơn.
Sau phần hướng dẫn của
phụ huynh thì hấp dẫn và thú vị nhất vẫn là
hoạt động thực hành làm bánh. Các em hào hứng và thích thú khi được trực
tiếp nhào, nặn, gói, gém… để cho ra sản phẩm là những chiếc bánh lọc- đặc sản của
quê hương. Và thành quả đạt được vượt xa hơn sự mong đợi của thầy cô và phụ
huynh đó là qua những đôi bàn tay nhỏ nhắn của các em học sinh, những chiếc
bánh lọc đã được ra lò. Cuối cùng những chiếc bánh nhỏ
xinh cho vào các nồi hấp cách thủy, chừng 15 phút là bánh chín. Chiếc bánh mang
vị mát thanh thanh của bột lọc, thơm ngọt của tôm, thịt thì đố ai mà cưỡng lại
được. Người Quảng Bình yêu
món bánh bột lọc, bởi trong đó còn gói gọn cả tình yêu thương với quê hương, đồng
ruộng và sự lam lũ một nắng hai sương của biết bao lao động nghèo.Tất cả đã khẳng
định được sự khéo léo, đảm đang, nhanh nhẹn của các mẹ các bà cùng tất cả các
em học sinh. Ý nghĩa hơn đây
là món ăn truyền thống của quê hương được làm ra do chính những đôi bàn tay của
các em học sinh.
Cùng vui
chung niềm vui hưởng trọn thành quả của các em lớp 1A là được nếm, được thưởng
thức món Bánh lọc. Các em chia sẻ:
“Bánh
ngon lắm Cô ạ. Lần sau Cô cho chúng em được làm tiếp nhé”.
Cái
nét hồn nhiên vô tư sao mà đáng yêu đến thế.
Buổi
trải nghiệm khép lại với bao nụ cười hạnh phúc, bao cảm xúc vui tươi, ý nghĩa
và thú vị trong lòng tất cả các em học sinh, các thầy giáo, cô giáo và toàn thể
quý bậc phụ huynh. Có thể nói đây chính
là sân chơi bổ ích, lành mạnh giúp các em rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể đồng
thời giáo dục cho các em những kĩ năng sống cần thiết, biết yêu quý, trân trọng
thành quả mình làm ra, giúp các em sống có trách nhiệm, yêu quê hương, đất nước./.
Một số hình ảnh hoạt động trải
nghiệm tìm hiểu món ăn truyền thống





