Thư viện trường học luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đặc biệt là hình thành, thúc đẩy thói quen đọc sách ở học sinh. Xây dựng mô hình “Thư viện thân thiện” là cách nhiều nhà trường áp dụng để đổi mới hoạt động của thư viện trường học, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tiếp cận với định hướng đổi mới theo Chương trình
GDPT 2018, Trường Tiểu học Phú Thuỷ luôn chú trọng đến việc vận dụng linh hoạt và không ngừng đổi mới các hình thức, phương
pháp dạy học giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo.
Đọc mở rộng là một nội dung bắt buộc trong việc rèn các kĩ
năng trong môn Tiếng Việt góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu
học. Đối
với Đọc mở rộng là dạng bài có tính mở thì việc lựa chọn không gian học tập phù
hợp với chủ đề tạo hứng thú cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Chính vì vậy,
ngay từ đầu năm học các tổ chuyên môn đã định hướng xây dựng chương trình và tổ chức tiết
đọc mở rộng linh động theo không gian mở
như tại thư viện, thư viện xanh với số lượng 2 tiết/ học kỳ để góp phần phát
huy năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Nắm bắt được tầm quan trọng của Tiết đọc thư viện,
Trường Tiểu học Phú Thuỷ đi đầu trong việc đã xây dựng trang thông tin Thư viện
Chuyển đổi số với các đầu sách vô cùng phong phú và đa dạng được Chuyên môn và
các tổ lựa chọn kĩ theo từng chủ đề, chủ điểm. Đây là nguồn thông tin vô cùng hữu
ích, hỗ trợ đắc lực cho học sinh tham gia hiệu quả tiết học này.
Đối với tiết đọc tại thư viện, khâu chuẩn bị là vô cùng
quan trọng. Giáo viên phối hợp với nhân viên thư viện chuẩn bị đầy đủ các tài
liệu, đầu sách phù hợp với chủ đề để phục vụ cho tiết học. Để tiết học đạt hiệu
quả, giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm các tài liệu theo chủ đề, chủ điểm tại
các địa chỉ tin cậy như thư viện trường, trang thông tin Thư viện chuyển đổi số,
OLM…Bên cạnh đó, khuyến khích các em tự sáng tạo thiết kế các phiếu đọc sách
theo chủ đề dựa theo nội dung cơ bản của phiếu đọc. Qua đây, góp phần kích
thích hứng thú và sự sáng tạo khám phá cho các em.
Trong
tiết đọc, giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học để học
sinh chủ động, tích cực khám phá và trải nghiệm. Các hình thức tổ chức và
phương pháp như: Đọc cá nhân, đọc nhóm đôi, chia sẻ nội dung bài đọc theo nhóm
lớn, tổ chức trò chơi, đóng kịch, biểu diễn, viết, vẽ cảm nhận….Bên cạnh đó,
giáo viên ứng dụng CNTT để tạo hứng thú cho HS bằng cách thiết kế các trò chơi học tập trên các
phần mềm trong tổ chức hoạt động khởi động; tạo các video, hình ảnh minh hoạ về
các chủ đề bài đọc trong hoạt động chia sẻ, kết nối hay ở hoạt động vận dụng.
Cuối mỗi tiết học, cô giáo sẽ giao bài cho học sinh tại phần mềm OLM để mở rộng
thêm các bài đọc và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho các em.
Ngoài
ra, nhiều lớp đã xây dựng được CLB đọc sách theo nhóm, sở thích. Đây là giải
pháp lí tưởng nhằm tạo nên sự kết nối thường xuyên và bổ trợ cho tiết Đọc mở rộng giúp học sinh bồi dưỡng và phát triển năng
lực ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt. Qua đây, các em hình thành được thói quen và
xây dựng văn hoá đọc một cách thường xuyên và liên tục.
Vận dụng linh hoạt các hình thức và
phương pháp dạy học trong tiết đọc thư viện giúp nâng cao được hiệu quả của tiết
học. Học sinh luyện
đọc thành thạo, làm giàu được vốn từ, củng cố kiến thức Tiếng Việt. Các biểu
hiện về năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt ngày càng rõ nét, cụ thể hơn. Học sinh đọc
hiểu văn bản tốt, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp; chủ
động tích cực tìm kiếm tài liệu và sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ học
tập. Quan trọng hơn, các em hình
thành thói quen đọc sách, phát huy văn hóa đọc ngay từ trong trường Tiểu học.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG TIẾT
ĐỌC THƯ VIỆN