Theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở nước ta. Trung bình mỗi năm, nước ta có trên 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước, cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao.
Việt Nam cũng
là một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn và chịu hậu quả của bom mìn còn
sót lại nặng nề nhất trên thế giới. Bốn thập kỷ sau chiến tranh, vấn đề bom mìn
vật liệu nổ còn sót lại vẫn là mối đe dọa nặng nề ở nhiều vùng. Số bom mìn, vật
liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung
nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát
nổ đã làm hơn 40.000 người bị chết, 60.000 người bị thương, đặc biệt, trẻ em là
đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tai nạn thương tích do bom mìn nhất.Số liệu thống
kê cho thấy, tỷ lệ nạn nhân bom mìn là thanh thiếu niên do chơi đùa với bom mìn
chiếm gần 30%.
Vì vậy, để thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm
sóc trẻ em, tuyên truyền đến các học sinh một số biện pháp phòng tránh tai nạn
thương tích thường gặp ở trẻ em và tai nạn bom mìn, sáng ngày 28/10/2019 thầy
giáo tổng phụ trách Đội - Ngô Văn Nam đã có buổi tuyên truyền xây dựng trường
học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn bom mìn
trong tiết chào cờ đầu tuần.
Trong
buổi nói chuyện các em học sinh đã được nghe thầy giáo tổng phụ trách giới
thiệu về khái niệm, nguyên nhân, cách phòng chống tai nạn thương tích và các kiến thức liên quan đến tác hại của bom
mìn, vật liệu nổ đe dọa đến tính mạng con người và cách phòng chống. Các em rất
chăm chú lắng nghe những lời tuyên truyền, dặn dò của thầy.
Hi vọng buổi tuyên truyền đã giúp các em học sinh nhận thức
được tính chất nguy hiểm, cách nhận biết và phòng tránh thương tích và tai nạn do
bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra, chung tay vì một cuộc sống
bình yên cho mọi người, mọi nhà và toàn xã hội.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI SINH HOẠT DƯỚI CỜ


