Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ “kỹ năng sống” và “giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Nhưng bạn đã thực sự hiểu kỹ năng sống là gì chưa?
Thông thường kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng cơ bản mà con người cần có để có cuộc sống khoẻ mạnh, an toàn với chất lượng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo UNICEFF, kỹ năng sống
là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con
người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát
triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống
lành mạnh và có hiệu quả.
Trẻ cần được trang bị kỹ
năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Chính vì vậy,
việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các
kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó,
nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các
tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức
làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính
mình cũng như xã hội.
Hiểu rõ tầm quan trọng của
việc giáo dục kỷ năng sống cho học sinh, sau khi tiếp thu buổi tập huấn về giáo
dục kỷ năng sống qua các hoạt động giáo dục do đ/c Nguyễn Thị Phương Thảo chủ
trì, được sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường, tổ chuyên môn 3-4 đã triển khai
áp dụng chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống qua các môn học Đạo đức và Thể dục chiều
ngày 30/10/2019. Tham dự có đồng chí Lê Thị Tuyết Nhung – Hiệu trưởng, đồng chí
Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Mở đầu buổi sinh hoạt, đồng
chí Dương Thị Thảo Nguyên – Tổ phó chuyên môn đã trình bày các nội dung lí thuyết
của chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động giáo dục. Đồng chí đã chỉ ra tầm quan trọng của công tác
giáo dục kỷ năng sống cho học sinh trong thời đại ngày nay. Qua nghe báo cáo,
toàn thể giáo viên trong tổ đã hiểu rõ nội dung, quy trình cũng như các kĩ năng
sống cần thiết cần hình thành cho học sinh Tiểu học hiện nay.
Để giúp toàn thể giáo viên
nắm vững chuyên đề, tổ đã triển khai dạy minh họa qua các môn học cụ thể. Tiết
Thể dục do đồng chí Trần Văn Quân thể hiện bài dạy “Kỷ thuật phối hợp bơi ếch”.
Đồng chí đã giúp học sinh nắm vững các động tác của kĩ thuật và thực hành kĩ
thuật bơi ếch trên cạn. Đồng chí đã hình thành cho học sinh kĩ năng hợp tác qua hoạt động trò chơi
“đoàn kết” và tập luyện theo nhóm. Tiết học đã tích hợp nội dung phòng tránh đuối nước cho học sinh: tự cứu
mình. Đồng chí đã giúp học sinh biết được những việc cần làm khi bản thân hoặc
người khác gặp nguy hiểm trong môi trường nước. Qua đó, giáo dục cho học sinh kĩ ứng phó với căng thẳng; kĩ năng kiểm soát
cảm xúc; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp sự cố.
Tiết dạy tiếp theo do đồng
chí Lệ Giang thể hiện qua môn Đạo đức với bài học: Chia sẻ vui, buồn cùng bạn (Tiết 2). Với sự duyên dáng, gần gũi của
mình đồng chí đã giúp học sinh đạt được mục tiêu bài học đề ra. Học sinh đã biết
chia sẻ vui, buồn cùng bạn thông qua các bài tập và giải quyết các tình huống cụ
thể. Thông qua các hoạt động học, giáo viên đã phát triển cho học sinh kĩ năng hợp tác, giao tiếp; kĩ năng tư duy
phê phán trong từng tình huống cụ thể. Trò chơi “Phóng viên” đã giúp không
khí lớp học sôi động hơn, qua đó hình thành cho học sinh kĩ năng trình bày trước đám đông. Để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn
về sự sẻ chia trong cuộc sống, đồng chí đã tích hợp thêm vào bài học nội dung
giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn. Học sinh được quan sát những hình ảnh
chân thật về hoàn cảnh đáng thương do hậu quả của bom, mìn gây ra từ đó có sự cảm
thông sâu sắc hơn. Các em đã có sự đồng cảm, sẻ chia khi chứng kiến những hoàn
cảnh đáng thương. Bên cạnh đó, giáo viên cũng trang bị cho học sinh những kĩ
năng cơ bản để phòng tránh tai nạn do bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra. Qua
đó, giáo dục cho học sinh kĩ năng ứng phó
với căng thẳng, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
Sau khi tham dự các tiết dạy
minh họa, đồng chí Nguyễn Thị Phương Thảo cùng tham gia thảo luận với các thành
viên trong tổ. Qua chia sẻ, đồng chí đã có những góp ý giúp toàn thể giáo viên
hiểu rõ hơn về nội dung giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục. Bên cạnh
sự thành công cũng có những hạn chế chưa thể hiện được trong hai tiết dạy minh
họa. Tuy nhiên, quá trình giáo dục kỷ năng sống cho học sinh là một quá trình
lâu dài, cần có thời gian và sự nỗ lực.
Buổi sinh hoạt chuyên môn
đã giúp giáo viên hiểu được vai trò của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học. Hi vọng rằng, toàn thể giáo viên nhà trường sẽ áp dụng nội dung giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh trong mỗi tiết dạy hằng ngày. Để từ đó, hình
thành và phát triển cho các em những kĩ năng sống giúp các em có ý thức để làm chủ bản thân, sống
tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt:







