Trẻ em là những người phát triển chưa đầy đủ về mặt thể chất và trí tuệ nên rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành nếu bị bạo lực, xâm hại. Vì vậy, công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng một thế hệ tương lai khỏe mạnh cả về thể lực và tâm lực.
Chính vì vậy, sáng ngày 24 tháng 11 năm 2019, Trường TH Phú Thủy tổ chức hoạt động trãi nghiệm đầu tuần “Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em ”. Tham dự buổi tuyên truyền có đồng chí Lê Thị Tuyết Nhung - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường; đồng chí Nguyễn Thị Phương Thảo - phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng nhà trường và toàn thể các thầy giáo, cô giáo, học sinh trong toàn trường.
Mục
đích của HĐGDTN chủ đề Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại
trẻ em là nhằm giúp các em có kiến thức bảo vệ mình để cuộc sống ổn định trong
môi trường an toàn, lành mạnh, có cơ hội phát triển tốt về thể chất, tinh thần,
giảm bớt thấp nhất nguy cơ bị bạo lực, xâm hại.
Trong
buổi sinh hoạt các em đã được thầy giáo Ngô Văn Nam - TPT Đội cung cấp các
thông tin về bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, đó là:
Tình trạng bạo lực,
xâm hại trẻ em ở
nước ta trong những năm gần đây có
xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội: bạo lực, xâm hại trẻ em không chỉ diễn ra
trong cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn diễn ra ngay tại gia đình, nhà trường
và các cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung. Đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ
em thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi: người quen, người lạ, người thân trong gia
đình, thầy cô giáo, bạn bè trong và ngoài nhà trường, người Việt Nam, người nước
ngoài… Các loại bạo lực, xâm hại trẻ em thường thấy bao gồm: xâm hại tính mạng,
sức khỏe; xâm hại tình dục trẻ em; buôn bán, bắt cóc trẻ em; dụ dỗ, chứa chấp
trẻ em phạm pháp; bạo lực về thể chất, tinh thần.
Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề “nóng” trong xã hội.
Tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã đến mức nghiêm trọng, báo động
về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư. Tình trạng buôn bán, bắt cóc trẻ
em cũng có xu hướng gia tăng; tình trạng bóc lột sức lao động đối với trẻ em
giúp việc trong các gia đình, trẻ em phải lao động sớm trong các cơ sở sản xuất
nhỏ như may mặc, thủ công; trong các nhà hàng,... hiện đang diễn biến phức tạp,
nhất là tại các thành phố lớn, các khu đô thị…
Từ
những vấn đề đáng báo động như trên, thầy cung cấp cho các em học sinh những kĩ
năng cần thiết, cơ bản, thiết thực để giúp các em bình tĩnh, tự tin ứng xử khi
bị bạo lực hay xâm hại. Bên cạnh đó, thầy giáo Nam cũng đã giới thiệu cho các
em một số địa chỉ tin cậy để các em báo cáo khi chính các em hay bạn bè của các
em bị xâm hại, đó là Tổ Tư vấn tâm lí học đường của nhà trường, thầy giáo tổng
phụ trách đội, thầy cô giáo,...
Qua
buổi hoạt động trãi nghiệm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường, xâm
hại trẻ em của nhà trường, bước đầu tạo được sự chuyển biến trong nhận thức,
suy nghĩ của toàn thể học sinh trong trường, góp phần hỗ trợ, tạo cho các em sự
tự tin trong cuộc sống và ngăn ngừa những nguy cơ đáng tiếc xảy ra.