Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xẩy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động.
Tai nạn giao thông đang diễn ra từng
ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi
ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn
hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là sinh viên, học sinh.
Những nguyên nhân gây ra tai
nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc
độ quy định, lấn làn, lấn luồng, chuyển làn không báo hiệu. Một số đối tượng cố
tình vi phạm trật tự an toàn giao thông như đua xe trái phép, lạng lách, đánh
võng, không đội mũ bảo hiểm; Các phương tiện vận tải đón trả khách không đúng
nơi quy định, người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ, kinh doanh
buôn bán còn phổ biến.
Mỗi cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh trường Tiểu học Phú Thủy, huyện Lệ Thủy hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng,
nghiêm túc, gương mẫu chấp hành luật giao thông đường bộ.
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao
thông không còn cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy,
xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu
quả tai nạn giao thông cho chúng ta.
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đội mũ
bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe điện và việc đội mũ bảo hiểm
khi ngồi sau các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe điện. Sau khi tiếp thu
buổi tập huấn về "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" do đ/c Lê Thị Mĩ Lệ triển khai tập huấn,
đ/c Nguyễn Thị Phương Thảo chủ trì, được sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường,
tổ chuyên môn 3-4 đã triển khai áp dụng chuyên đề “An toàn giao thông cho nụ
cười trẻ thơ” vào chiều ngày 18/12/2019. Tham dự có đồng chí Mai Thị Quế
Phương – Tổ trưởng chuyên môn tổ 3,4; đồng chí Dương Thị Thảo Nguyên – Tổ phó
chuyên môn tổ 3,4 và các đồng chí giáo viên trong tổ 3,4.
Để giúp toàn thể giáo viên nắm vững
chuyên đề, tổ đã triển khai dạy minh họa. Tiết dạy do đồng chí Lê Thị Thu Hà
thể hiện, với tên bài “Hãy đội mũ bảo hiểm bạn nhé”.
Đồng chí đã giúp học sinh biết được trên
cơ thể con người chúng ta, bộ phận nào là quan trọng nhất. Và làm thế nào để
bảo vệ được bộ phận quan trọng (đầu) khi tham gia giao thông. Chúng ta cũng
biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi
gặp sự cố tai nạn. Đồng chí đã giới thiệu cho học sinh đoạn phim “Khi con khôn
lớn” để học sinh thấy được những hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó các em
có thể cảm nhận được sự nguy hiểm của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông. Đoạn phim còn giúp các em thấy được tác dụng của việc đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông. Ngoài ra, đồng chí còn giúp cho các em biết cách
chọn mũ bảo hiểm thích hợp với lứa tuổi của mình; giới thiệu video đội mũ bảo
hiểm đúng cách cho học sinh xem và thực hành đội mũ bảo hiểm đúng cách.
Như chúng ta biết, khi tham gia giao
thông an toàn, việc đội mũ bảo hiểm quan trọng nhất là chọn cỡ mũ phù hợp với
đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu. Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia
giao thông khi đi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện là bảo vệ chính
mình, là gìn giữ nụ cười niềm vui, hạnh phúc của từng gia đình, là
tương lai tươi sáng của mọi nhà và của đất nước.
Ở góc vui, đồng chí còn giúp học sinh
nhận biết cách đội mũ bảo hiểm đúng, phát hiện cách đội mũ bảo hiểm sai. Qua
bài học “Hãy đội mũ bảo hiểm bạn nhé” đã giáo dục cho học sinh biết được
tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm và thực hành được việc đội mũ bảo hiểm đúng
cách. Với sự duyên dáng, gần gũi của mình đồng chí đã giúp học sinh đạt được
mục tiêu bài học đề ra
Sau khi thể hiện xong tiết dạy minh họa,
đồng chí Mai Thị Quế Phương cùng các đồng chí giáo viên trong tổ đã tham gia
thảo luận. Qua chia sẻ, các đồng chí trong tổ đã có những chia sẻ, góp ý về
tiết dạy của đ/c Hà. Bên cạnh sự thành công cũng có những hạn chế chưa thể hiện
được trong tiết dạy minh họa. Tuy nhiên, quá trình giáo dục “An toàn giao
thông” cho học sinh là một quá trình lâu dài, cần có thời gian và sự nỗ lực.
Buổi sinh hoạt chuyên môn đã giúp giáo
viên hiểu được vai trò của việc giáo dục “An toàn giao thông” cho học sinh tiểu
học. Hi vọng rằng, toàn thể giáo viên nhà trường sẽ áp dụng nội dung giáo dục
“An toàn giao thông” cho học sinh trong mỗi tiết dạy hằng ngày. Hãy ghi nhớ,
thực hiện và tuyên truyền đến tất cả những người xung quanh mình bạn nhé. Bạn
làm điều này là đang góp phần chung tay xây dựng một xã hội giao
thông an toàn, thân thiện. Chắc chắn nụ cười vẹn nguyên sẽ luôn nở trên
môi chúng ta!
Một số hình ảnh của chuyên đề “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”




