Trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh, người giáo viên phải luôn sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Bên cạnh những phương pháp dạy học thường sử dụng, “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Dưới sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh phải tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra từ đó hình thành kiến thức cho mình.
Được sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, chiều ngày 19/12/2019 tổ
chuyên môn 3-4 đã triển khai chuyên đề “Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột
trong dạy học” với tiết dạy minh họa môn Khoa học lớp 4 do đồng chí Lê Thị Thúy
Hằng thực hiện. Trước đó, giáo viên trong tổ được nghe đồng chí Thùy Trang báo
cáo chuyên đề. Tiến trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột theo 5 bước:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Xác định biểu tượng ban đầu
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Sau quá trình tổ xây dựng, đồng chí Lê Thị Thúy Hằng đã thể hiện chuyên
đề qua tiết dạy môn Khoa học lớp 4 bài “Không
khí có những thành phần nào ? Chúng có vai trò gì đối với sự cháy và sự sống”.
Tiết dạy tiến hành qua ba hoạt động và đã đạt được mục tiêu đề ra. Đồng chí đã
thể hiện đầy đủ năm bước của phương pháp bàn tay nặn bột qua các hoạt động dạy
học. Tiết dạy tiến hành hai thí nghiệm với sự chuẩn bị chu đáo đã thực hiện
thành công và đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình tiến hành. Từ tình
huống xuất phát ban đầu, học sinh đã đưa ra được những dự đoán của mình và đề
xuất các phương án giải quyết. Sau khi tiến hành thí nghiệm, học sinh đã đối
chiếu kết quả với dự đoán ban đầu và rút ra được nội dung kiến thức. Qua đó có
thể thấy rằng, vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột đã giúp học sinh chủ động,
tích cực tìm tòi phương án giải quyết. Từ đó, học sinh nắm bắt được nội dung kiến
thức dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của giáo viên.
Sau tiết dạy, đồng chí Mai Thị Quế Phương tổ trưởng chuyên môn điều hành
chia sẻ giờ dạy. Các ý kiến chia sẻ đã chỉ rõ những điều làm được và một số vấn
đề còn thắc mắc. Hi vọng rằng, giáo viên trong tổ sẽ vận dụng phương pháp bàn
tay nặn bột vào các tiết dạy phù hợp nhằm giúp học sinh có ý thức tìm tòi, chủ
động chiếm lĩnh kiến thức cho mình.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI SINH HOẠT










